Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm thường gặp nhất giúp hỗ trợ cho việc chẩn đoán và điều trị của Bác sĩ. Trong những buổi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc những lần khám chữa bệnh bệnh nhân thường sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu. Ý nghĩa của xét nghiệm này là gì và tại sao phải làm, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Tại sao phải làm xét nghiệm máu?
Xét nghiệm máu là loại xét nghiệm được thực hiện trên các mẫu máu tĩnh mạch, được bảo quản trong các ống chống đông khác nhau, nhằm định lượng nồng độ một số chất nhất định trong hoặc đếm các loại tế bào máu khác nhau.
Các chỉ số xét nghiệm máu sẽ cho biết mức độ các chất trong máu của bạn có nằm trong giới hạn bình thường hay không, điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp người bệnh nhận biết các chất thiếu hoặc thừa trong cơ thể, từ đó thiết lập chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
Xét nghiệm máu là cơ sở để chẩn đoán bệnh thiếu máu
2. Xét nghiệm máu tổng quát giúp chẩn đoán những bệnh gì?
2.1 Các bệnh liên quan đến đường huyết
Xét nghiệm máu định lượng nồng độ Glucose huyết và xét nghiệm định lượng HbA1c thường được kết hợp để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Lượng đường huyết vượt quá giá trị tham chiếu là một trong những dấu hiệu nghi ngờ đái tháo đường.
Trị số bình thường:
Khoảng tham chiếu | Glucose huyết (mg/dL) |
HbA1c (%) |
Trẻ em |
60 – 100 |
4.5 – 6 |
Người lớn |
74 - 106 |
2.2 - 5 |
2.2 Các bệnh về gan và hoạt động của các enzyme gan
Chức năng sinh lý của gan rất phức tạp, vì vậy các xét nghiệm kiểm tra chức năng gan cũng tương đối nhiều. Một số xét nghiệm máu thường quy như:
2.3 Các bệnh liên quan đến thận và chức năng thận
Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để đánh giá một cách toàn diện và chính xác nhất hoạt động của thận. Một số xét nghiệm máu thường gặp:
Rối loạn các thông số điện giải đồ cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước, bệnh gan, biểu hiện suy tim, tăng huyết áp,…
2.4 Nguy cơ bệnh tim và rối loạn mỡ máu
Xét nghiệm máu giúp Bác sĩ xác định tình trạng tăng lipid máu, chẩn đoán và điều trị xơ vữa động mạch, bao gồm các xét nghiệm:
Xét nghiệm máu giúp xác định tình trạng tăng mỡ máu
3. Những lưu ý khi làm xét nghiệm máu
3.1 Trước khi làm xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu tổng quát khá đơn giản, thường chỉ mất vài phút để lấy mẫu xét nghiệm và không yêu cầu bệnh nhân chuẩn bị quá phức tạp,…
Tuy nhiên vẫn có một số xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn từ 8-12h tùy xét nghiệm, ví dụ xét nghiệm đường huyết, bộ xét nghiệm mỡ máu, bộ xét nghiệm chức năng gan,…
3.2 Sau khi làm xét nghiệm máu
Thông thường không cần phải làm gì khác sau xét nghiệm máu. Kết quả sẽ được gửi đến bệnh nhân sau vài giờ, và bệnh nhân sẽ mang kết quả đến Bác sĩ để được tư vấn và giải thích kết quả xét nghiệm thêm.
Nhiều tình trạng bệnh không thể chỉ chẩn đoán đơn thuần bằng xét nghiệm máu, tuy nhiên xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sớm một số bệnh lý tiềm ẩn để kịp thời phát hiện và điều trị sớm.
Để quá trình thăm khám, xét nghiệm được thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cùng MEC Health. MEC Health là đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà - liên kết với Medic Hòa Hảo. Khi đặt hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ nhận được kết quả online nhanh nhất và hoàn toàn bảo mật, đồng thời bạn cũng nhận được 1 bản cứng gửi đến tận nhà (xét nghiệm được thực hiện bởi Medic Hòa Hảo). Để đặt lịch hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý bệnh nhân có thể liên hệ MEC Health qua Hotline/ Zalo/ Viber 0827222115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY
1. Blood test, truy cập ngày 5/3/2022 từ <https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/blood-tests>
2. Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, truy cập ngày 5/3/2022 từ <https://medlatec.vn/tin-tuc/cac-chi-so-xet-nghiem-tong-phan-tich-te-bao-mau-s58-n1928>