Viêm túi mật cấp là tình trạng túi mật bị viêm cấp tính với các triệu chứng xảy ra đột ngột, dữ dội, nếu không xử trí đúng cách và kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí là đe dọa đến tính mạng...
1. Bệnh sinh viêm túi mật cấp
1.1 Nguyên nhân
Theo nhiều nghiên cứu dịch tễ, khoảng 90-95% trường hợp là do sỏi túi mật, 5-10% không do sỏi. Bệnh sinh của 2 thể bệnh này cũng có những khác biệt.
Mấu chốt trong cơ chế bệnh sinh là sự tắc nghẽn ở cổ hay ống túi mật. Tắc ngắn hạn có thể chỉ gây đau, nhưng tắc kéo dài nhiều giờ có thể kích ứng gây viêm, tiết dịch xung quanh túi mật dẫn đến nhiễm trùng thứ phát, nếu không được điều trị thích hợp, túi mật có thể bị thủng gây viêm phúc mạc nhiễm khuẩn thứ phát hay áp xe quanh túi mật.
Căn nguyên của viêm túi mật cấp không do sỏi có nhiều yếu tố và là hậu quả của ứ mật hay thiếu máu cục bộ hoặc cả hai. Một số nguyên nhân hay gặp:
Sỏi túi mật chiếm 90-95% các nguyên nhân gây ra viêm túi mật cấp
1.2 Phân giai đoạn về bệnh học
Theo nghiên cứu của Kimura và cộng sự, về tổn thương giải phẫu, viêm túi mật cấp sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Viêm túi mật phù nề: Thường trong 2-4 ngày đầu. Ở giai đoạn này, thành túi mật bị viêm, giãn các mao mạch và mạch bạch huyết, dẫn đến phù nề, tiết dịch xung quanh túi mật.
- Viêm túi mật hoại tử: Thường xảy ra vào ngày thứ 3-5. Giai đoạn này, thành túi mật căng quá mức trong thời gian dài gây tắc mạch, huyết khối, tạo các vùng hoại tử rải rác.
- Viêm túi mật mủ: Thường sau 7-10 ngày. Giai đoạn này quá trình sửa chữa của hệ miễn dịch thể hiện rõ, thành túi mật thấm nhập nhiều bạch cầu, tăng sinh mô xơ, xuất hiện nhiều ổ áp xe trên thành xung quanh túi mật.
2. Triệu chứng của viêm túi mật cấp
2.1. Triệu chứng lâm sàng
2.2 Cận lâm sàng
1. CRP tăng (>5mg/dl)
2. Billirubin máu, AST, ALT, Phosphate kiềm có thể tăng
3. Một số xét nghiệm khác cũng cần được thực hiện để đánh giá độ nặng của viêm túi mật cấp như BUN, Creatinin máu, PT-INR, khí máu động mạch…
1. Siêu âm bụng: Có thể phát hiện dấu Murphy, túi mật căng to (>40mm), dày thành túi mật (>3mm), có dịch quanh túi mật
2. CT scan bụng: Áp dụng khi siêu âm không phát hiện được hay cần chẩn đoán phân biệt với bệnh khác
3. Chụp cộng hưởng từ: Chỉ định tương tự như CT scan bụng
Đau hạ sườn phải là dấu hiệu hay gặp nhất trong viêm túi mật cấp
3. Chẩn đoán viêm túi mật cấp
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
A. Dấu hiệu tại chỗ:
1. Dấu hiệu Murphy
2. Đau/ấn đau/có khối sờ được ở hạ sườn phải
B. Dấu hiệu toàn thân
1. Sốt
2. CRP tăng
3. Bạch cầu tăng
C. Dấu hiệu hình ảnh: Có dấu hiệu đặc trưng trên siêu âm,CT hoặc MRI
Chẩn đoán xác định khi có 1 tiêu chuẩn A + 1 tiêu chuẩn B + 1 tiêu chuẩn C.
Viêm túi mật cấp là một bệnh lý ngoại khoa thường gặp với triệu chứng đa dạng diễn tiến nhanh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và cả tính mạng của bện nhân. Hiểu rõ bệnh sinh, triệu chứng bệnh có thể giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh để có thể kịp thời xử trí, dễ dàng trong quá trình điều trị cũng như phòng tránh biến chứng nặng nề.
Kiểm tra chức năng gan – mật với Bộ xét nghiệm tầm soát chức năng gan tại MEC Health sẽ giúp bạn đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe gan mật định kỳ cũng như theo dõi tiến triển bệnh. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ HELPLINE 0827 222 115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS.Bùi Khắc Hậu, Bệnh viện Bạch Mai, 2016. Bệnh viêm túi mật. <http://bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/2122-benh-viem-tui-mat-2122.html>. [Ngày truy cập: 14 tháng 8 năm 2020]
2. Harvard Health Publishing, 2019. Cholecystitis. Available at: <https://www.health.harvard.edu/a_to_z/cholecystitis-a-to-z>. [Accessed 14 August 2020)