Túi mật là một bộ phận rất quan trọng của hệ tiêu hóa, có chức năng cô đặc, lưu trữ và phóng thích dịch mật khi cơ thể có nhu cầu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo, chức năng và một số bệnh lý thường gặp của túi mật.
1. Cấu tạo của túi mật
Túi mật là một bộ phận của hệ thống đường mật, có dạng hình quả lê, chiều dài khoảng 6-8 cm, chiều rộng khoảng 3 cm khi căng đầy, nằm ở mặt dưới của gan và được phúc mạc bao phủ. Cấu tạo gồm 3 phần: đáy, thân và cổ. Phần đáy nhô xuống bờ dưới của gan nằm khoảng sụn sườn 9 bên phải. Phần thân tiếp xúc trực tiếp với mặt dưới của gan. Phần cổ hẹp và liên tục với ống túi mật.
Cấu tạo giải phẫu và vị trí của túi mật
2. Chức năng của túi mật
Để hiểu rõ chức năng của túi mật, bạn cần hiểu rõ bản chất của dịch mật và sự hoạt động của túi mật trong cơ thể bình thường.
2.1 Dịch mật là gì ?
Dịch mật được tạo ra bởi các tế bào gan, chứa một lượng lớn acid mật, cholesterol và các thành phần hữu cơ khác. Sau khi được tạo ra ở gan, dịch mật đi qua hệ thống ống dẫn mật đổ vào tá tràng hoặc dự trữ trong túi mật. Khoảng 600-1000ml dịch mật được bài tiết mỗi ngày. Tại ruột non, dịch mật tham gia chính vào hoạt động phân tách các hạt mỡ để niêm mạc ruột dễ dàng hấp thu, vì thế khi mắc một số bệnh lý như tắc mật làm cho việc lưu thông mật bị trì trệ, dẫn đến mỡ không hấp thu được gây ra một số biểu hiện như tiêu phân mỡ.
2.2 Sự hoạt động của túi mật
Như đã nêu trên, mỗi ngày cơ thể tiết ra khoảng 600-1000 ml dịch mật, nhưng lượng dịch đó tiết chủ yếu sau mỗi bữa ăn. Như vậy làm thế nào để dự trữ một lượng lớn mật để có thể đáp ứng nhu cầu sau mỗi bữa ăn, đó chính là nhờ túi mật. Thể tích tối đa của nó khoảng 30-60ml vì thế trong túi mật dịch mật đươc cô đặc khoảng 5 lần nhưng tối đa có thể lên đến 12-20 lần. Sau mỗi bữa ăn, dưới tác dụng của cholescystokinin làm tăng sự co thắt của túi mật làm phóng thích dịch mật vào tá tràng.
3. Các bệnh túi mật thường gặp
3.1 Một số bệnh túi mật
Các bệnh túi mật có thể gặp ở cả hai giới và ở nhiều lứa tuổi. Nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chúng thường gặp ở độ tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ. Một số bệnh túi mật thường gặp có thể kể đến:
3.2 Các dấu hiện nhận biết bệnh túi mật
Một số dấu hiệu nhận biết sớm bệnh túi mật bao gồm: đau hạ sườn phải, sốt, vàng da, nôn ói, chán ăn…
Điểm hạ sườn phải là dấu hiệu quan trọng của bệnh túi mật
Túi mật là một bộ phận quan trọng và hay gặp nhiều bệnh lý liên quan của hệ tiêu hóa. Hiểu rõ về cấu tạo, chức năng cũng như những bệnh túi mật sẽ giúp bạn nhận biết và phòng ngừa các vấn đề liên quan đến túi mật, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Kiểm tra chức năng gan – mật với Bộ xét nghiệm tầm soát chức năng gan tại MEC Health sẽ giúp bạn đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe gan mật định kỳ cũng như theo dõi tiến triển bệnh. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ HELPLINE 0827 222 115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
1. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 2019. Tổng quan về bệnh lý của túi mật. <https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/noi-tieu-hoa/?&page=4>. [Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2020].
2. Minesh Khatri, MD (2019). Your guide to your gallbladder. Available at: <https://www.webmd.com/digestive-disorders/ss/slideshow-gallbladder-overview>. [Accessed August 07 2020]