Tăng men gan là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ sự gia tăng nồng độ hay hoạt độ của men gan trong máu, cho thấy tế bào gan đang bị tổn thương. Tình trạng này có thể diễn ra ầm thầm, không có triệu chứng nổi bật nhưng lại là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy tăng men gan là gì và có thể phòng ngừa được hay không?
1. Tăng men gan là gì?
Gan là cơ quan đảm nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng trong cơ thể, trong đó có nhiệm vụ chuyển hóa các chất. Chính vì vậy, gan có rất nhiều loại men (enzyme) khác nhau để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. “Tăng men gan” là tình trạng các men này bị phóng thích vào máu do tế bào gan bị hoại tử.
Cho đến hiện tại, người ta đã ghi nhận 4 men gan chính bao gồm:
Hay còn gọi là Glutamic-oxaloacetic transaminase (SGOT). Men này có trong bào tương và ti thể ở nhiều loại tế bào (theo thứ tự giảm dần): gan, cơ tim, cơ xương, thận, não, tụy, phổi, bạch cầu và hồng cầu. Do vậy, sự tăng của men AST không đặc hiệu cho tổn thương tế bào gan vì còn có thể do bất thường ở các nơi khác.
Hay còn gọi là Glutamic-pyruvic transaminase (SGPT). Men này hiện diện chủ yếu ở trong bào tương tế bào gan nên sự tăng ALT đặc hiệu hơn cho tổn thương ở gan. .
Men GGT được tìm thấy chủ yếu ở tế bào ống mật, ngoài ra còn có ở thận, lá lách, tụy, ruột non… Vì vậy, GGT rất có giá trị trong chẩn đoán tình trạng ứ mật ở gan. Ngoài ra GGT còn tăng trong viêm gan mạn tính, viêm gan do rượu, ung thư gan di căn.
Hay còn gọi là Alkaline phosphatase ( ALP). Đây là một loại enzym có trong tất cả các tế bào của cơ thể nhưng hàm lượng cao nhất là ở gan và xương. Phosphatase tăng gợi ý tình trạng tắc nghẽn đường mật hoặc các bệnh lý về xương.
Tăng men gan là dấu hiệu cho thấy tế bào gan của bạn đang bị tổn thương
2. Đánh giá mức độ tăng men gan?
2.1 Các chỉ số men gan bình thường:
Bình thường, khi các tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa sẽ phóng thích một lượng men gan vào máu, lượng này phụ thuộc vào tuổi, giới và các tổn thương gan kèm theo. Các giá trị bình thường của men gan được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Men gan |
Chỉ số ở nam |
Chỉ số ở nữ |
AST (SGOT) |
20-40 UI/L |
20-40 UI/L |
ALT (SGPT) |
20-40 UI/L |
20-40 UI/L |
GGT |
11-50 UI/L |
7-32 UI/L |
ALP |
25-85 UI/L |
25-85 UI/L |
3.2 Đánh giá tăng men gan
Đứng trước tình trạng tăng men gan, bạn cần quan tâm đến mức độ tăng nhiều hay ít, tăng ưu thế thành phần nào. Tùy vào mỗi loại men gan mà ta sẽ có cách phân độ và hướng đến các nguyên nhân khác nhau:
Men phosphatase kiềm được tổng hợp ở tế bào gan và chuyển đến tiểu quản mật. Khi ứ mật, nồng độ acid mật tăng sẽ kích thích tế bào gan tổng hợp phosphatase kiềm. Do đó, mức độ tăng phosphatase kiềm có thể hướng đến các nguyên nhân khác nhau:
- Phosphatase kiềm tăng <3 lần giá trị bình thường: Viêm gan, xơ gan, các bệnh lý thâm nhiễm
- Phosphatase kiềm tăng 3-10 lần giá trị bình thường: Tắc mật (trong/ngoài gan)
Men GGT chủ yếu do tế bào biểu mô ống mật bài tiết. GGT tăng có thể gặp trong các bệnh nhân tắc mật, gan nhiễm mỡ không do rượu, nghiện rượu mạn,… Hiện nay, xét nghiệm GGT còn giúp phân biệt nguồn gốc tăng ALP, góp phần chẩn đoán tắc mật.
Mức độ và ưu thế tăng men gan giúp định hướng nguyên nhân sinh bệnh
Đây là bộ xét nghiệm thường được sử dụng để đánh giá hoại tử tế bào gan. Mức độ và ưu thế tăng của men AST, ALT giúp rất nhiều trong việc định hướng nguyên nhân tổn thương:
Chỉ số De Ritis: Đánh giá tỷ số AST/ALT
<1: Hoại tử tế bào gan cấp (viêm gan siêu vi cấp)
>1: Bệnh lý mạn tính (xơ gan)
>2: Bệnh lý gan do rượu
>4: Viêm gan do bệnh Wilson bùng phát
Ngoài ra, mức độ tăng của hai men gan cũng giúp đánh giá nguyên nhân:
3.3 Tăng men gan do những nguyên nhân nào gây ra?
Men gan có nguồn gốc từ tế bào gan hay đường mật, vì vậy các bệnh lý hay tác nhân gân tổn thương 2 cấu trúc này là nguyên nhân chính gây tăng men gan. Hiện nay, người ta phân chia nguyên nhân gây tăng men gan thành 3 nhóm chính:
- Bệnh lý gây ứ mật:
- Bệnh lý gây tổn thương tế bào gan:
- Bệnh lý thâm nhiễm gan:
Gan nhiễm mỡ là nguyên nhân hàng đầu, chiếm từ 25-51% các trường hợp tăng men gan
Tăng men gan có thể diễn tiến âm thầm mà không có triệu chứng gì nổi bật, nhưng có thể là hậu quả của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, bạn cần hiểu rõ bản chất của tình trạng này để có thể phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời, nếu đã có tiền căn tăng men gan, bạn nên khám và xét nghiệm men gan thường xuyên để theo dõi và điều trị thích hợp.
Kiểm tra chức năng gan với Bộ xét nghiệm chức năng gan- viêm gan tại MEC Health sẽ giúp bạn tầm soát, đánh giá tình trạng sức khỏe gan mật định kỳ cũng như theo dõi tiến triển bệnh. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ HELPLINE 0827 222 115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
1. PGS.TS.Bùi Khắc Hậu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, 2019. Men gan tăng cảnh báo điều gì? <http://benhnhietdoi.vn/tin-tuc/chi-tiet/men-gan-tang-canh-bao-dieu-gi/433>. [Ngày truy cập: 25 tháng 8 năm 2020].
2. J Clin Transl Hepatol, NICB, 2017. Elevated Liver Enzymes in Asymptomatic Patients – What Should I Do? Available at <https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5719197/#>. [Accessed 26 August 2020].
3. Medical New Today, 2019. Elevated liver enzymes: Everything you need to know. Available at <https://www.medicalnewstoday.com/articles/325838>. [Accessed 25 August 2020].