Sỏi túi mật là một căn bệnh rất phổ biến, phần lớn diễn tiến âm thầm và không có triệu chứng gì nổi bật. Tuy nhiên, hậu quả mà căn bệnh này gây ra có thể rất nặng nề, đôi khi đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân. Vậy, sỏi túi mật có thể gây ra những biến chứng gì và cách điều trị bệnh như thế nào?
1. Sỏi túi mật là gì ?
Sỏi túi mật thực tế không phải là viên sỏi mà là một chất rắn được kết tinh trong túi mật do sự lắng đọng của các chất trong dịch mật, trong đó cơ bản là 1 trong 3 chất: cholesterol, billirubin, muối calci. Về thành phần cấu tạo, sỏi túi mật được chia làm 3 loại:
Ở Phương Tây, sỏi thường gặp nhất là sỏi cholesterol (chiếm tới 80-90%), còn tại Viêt Nam sỏi sắc tố chiếm tới 70%. Sự khác biệt này có thể là do chế độ ăn cũng như cuộc sống sinh hoạt, làm việc của hai vùng khác nhau.
Viêm túi mật là biến chứng thường gặp nhất của sỏi túi mật
2. Sỏi túi mật có thể gây ra những biến chứng nào?
Các biến chứng của sỏi túi mật thường liên quan đến sự tắc nghẽn ở cố túi mật, ống mật chủ hay đáp ứng viêm mãn tính của thành túi mật. Các biến chứng này có thể bao gồm:
Tắc ngắn hạn thì có thể chỉ gây đau, nhưng tắc kéo dài nhiều giờ có thể kích ứng gây viêm, tiết dịch xung quanh túi mật dẫn đến nhiễm trùng thứ phát, nếu không được điều trị thích hợp, túi mật có thể bị thủng gây viêm phúc mạc nhiễm khuẩn thứ phát hay áp xe quanh túi mật.
Tương tự như viêm túi mật nhưng vị trí tắc nghẽn của sỏi là ở ống mật chủ, làm ứ trệ sự lưu thông của dịch mật gây vàng da và nhiễm trùng đường mật.
Đây là một biến chứng rất nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời. Triệu chứng biểu hiện thường gặp là đau bụng dữ dội, nôn ói, xuất hiện mảng bầm quanh rốn (dấu hiệu Cullen) hoặc hông trái (dấu hiệu Turner).
Theo nhiều nghiên cứu, người mắc sỏi túi mật gia tăng nguy cơ ung thư túi mật so với người bình thường.
Ở một số trường hợp, túi mật bị viêm mạn tính và dính vào tá tràng. Lâu ngày, sỏi ăn mòn thành túi mật và tá tràng gây dò túi mật-tá tràng. Sỏi theo đường dò rớt vào lòng tá tràng xuống ruột non và mắc kẹt ở đoạn cuối hồi tràng, nơi có đường kính nhỏ nhất.
Sỏi túi mật có triệu chứng có thể cần phải can thiệp điều trị
3. Sỏi túi mật được điều trị như thế nào?
Chỉ định điều trị trong trường hợp có triệu chứng hoặc biến chứng. Mục tiêu của điều trị là giải quyết nguyên nhân (loại bỏ sỏi), triệu chứng và các biến chứng.
Trong trường hợp sỏi túi mật có triệu chứng như đau bụng, có thể bạn phải cần được điều trị. Hiện nay, phương pháp thường được sử dụng nhất là phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Trong đại đa số các trường hợp (90%) phương pháp này được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi với ưu thế thẩm mỹ, ít đau, đường mổ nhỏ, thời gian nằm viện ngắn và ít rủi ro kèm theo.
Nếu sỏi gây ra các biến chứng như viêm túi mật, nhiễm trùng đường mật thì tỷ lệ chuyển mổ mở khá cao (4-35%), các trường hợp này cần được điều trị hỗ trợ bằng nội khoa trước mổ bao gồm:
Sỏi túi mật là một căn bệnh rất phổ biến ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Hiện nay, hầu hết các vấn đề liên quan là do chế độ sinh hoạt ngày càng tăng và chiếm ưu thế. Vì vậy, thiết lập một chế độ ăn uống, làm việc và tập luyện thể thao hợp lý giúp bạn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả.
Kiểm tra chức năng gan – mật tại MEC Health sẽ giúp bạn đánh giá, theo dõi tình trạng sức khỏe gan mật định kỳ cũng như theo dõi tiến triển bệnh. Để được tư vấn gói khám phù hợp và đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ HELPLINE 0827 222 115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
1. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 2016. Cơ chế hình thành sỏi mật. <https://bvnguyentriphuong.com.vn/cac-chuyen-khoa/khoi-noi/noi-tieu-hoa/co-che-hinh-thanh-soi-mat.html>. [Ngày truy cập: 21 tháng 8 năm 2020].
2. Harvard Health Publishing, 2019. Cholecystitis. Available at: <https://www.health.harvard.edu/a_to_z/cholecystitis-a-to-z>. [Accessed 14 August 2020].
3. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases (NIDDK), 2017. Gallstones. Available at <https://www.niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/gallstones>. [Accessed 21 August 2020].