Gan nhiễm mỡ là một bệnh lý khá phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Bệnh thường diễn ra âm thầm, ít khi biểu hiện các triệu chứng rõ ràng nhưng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề. Vậy, gan nhiễm mỡ có thể gây ra những biến chứng gì và điều trị như thế nào?
1. Phân độ gan nhiễm mỡ
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, đóng vai như một nhà máy khổng lồ với các chức năng chính là chuyển hóa, dự trữ, tạo mật và chống độc tố. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp, chỉ chiếm 2-4% trọng lượng của gan, đây là phần trăm tối ưu để gan thực hiện chức năng một cách hiệu quả nhất.
Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ bên trong và bao quanh gan >5% trọng lượng của gan. Bệnh được phân thành 3 mức độ:
Các bệnh nhân ở mức độ 1 thường không biểu hiện triệu chứng gì nổi bật, vì vậy hầu hết các trường hợp phát hiện thường là tình cờ qua xét nghiệm máu hay siêu âm bụng.
Lượng mỡ dư thừa trong giai đoạn này không gây viêm gan hay ảnh hưởng đến tế bào gan. Nếu được điều trị phù hợp, bệnh có thể khỏi hoàn toàn và lá gan có thể phục hồi nguyên trạng.
Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa mức độ nhẹ và nặng. Biểu hiện của bệnh thường là mệt mỏi, chán ăn có thể đau vùng hạ sườn phải. Tế bào gan ở giai đoạn này đã bắt đầu bị tổn thương, vì vậy chức năng gan có thể không hồi phục được như ban đầu. Vấn đề này phụ thuộc vào thời điểm phát hiện cũng như tuân thủ điều trị.
Đây là mức độ nặng nhất của gan nhiễm mỡ. Ở giai đoạn này, mỡ đã tích tụ rất nhiều trong gan gây đáp ứng viêm, hủy hoại tế bào gan. Lúc này, các mạch máu đều gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển máu dẫn đến tăng nguy cơ tắc nghẽn cũng như tăng áp tĩnh mạch cửa.
Triệu chứng thường biểu hiện rõ và không khó để nhận biết như vàng da, mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn, gan to gây chướng bụng.
Gan nhiễm mỡ có thể phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện và điều trị kịp thời
2. Gan nhiễm mỡ có thể gây ra những biến chứng nào?
Gan nhiễm mỡ thường diễn tiến từ từ, trải qua nhiều giai đoạn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng:
Khi lượng mỡ tích tụ trong gan đến mức độ nhất định có thể kích ứng viêm, gây phá hủy tế bào gan. Bệnh thường biểu hiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, có thể sốt hay vàng da. Xét nghiệm men gan có thể cho thấy men gan tăng, hoặc có hình ảnh đặc hiệu trên siêu âm bụng tổng quát.
Xơ gan là quá trình tổn thương gan mạn tính không hồi phục, nhu mô gan bị xơ hóa, gây chèn ép mạch máu làm hoại tử tế bào gan, dẫn đến một vòng xoắn bệnh lý, kết quả là chức năng gan bị suy giảm.
Khoảng 30% các trường hợp gan nhiễm mỡ nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành xơ gan.
Ở giai đoạn đầu, mức độ xơ hóa còn ít, gan vẫn còn bù trừ được, thường ít biểu hiện triệu chứng, nếu có thì chỉ là mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, hơi căng tức vùng hạ sườn phải.
Trong giai đoạn sau, tế bào gan quá ít, không còn bù trừ đủ, các triệu chứng lúc này mới xảy ra rầm rộ. Biểu hiện qua hai hội chứng là tăng áp tĩnh mạch cửa (phù chân, bụng to, tuần hoàn bàng hệ, dãn tĩnh mạch thực quản) và suy tế bào gan (vàng da, dấu sao mạch, bàn tay son,…).
10% các trường hợp gan nhiễm mỡ nếu không kiểm soát có thể dẫn tới ung thư gan. Cơ chế của quá trình này là do tăng tích tụ các đột biến được thúc đẩy bởi viêm gan mạn tính. Tế bào gan thoái khỏi chết tự nhiên, tăng sinh không kiểm soát gây ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chức năng gan.
Ung thư gan có tỉ lệ tử vong cao, 50-70% trong vòng 5 năm.
Gan nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
3. Điều trị và phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ, tuy nhiên, việc điều trị các bệnh lý nguyên nhân (đái tháo đường, tăng lipid máu) cũng như thiết lập chế độ ăn uống, vận động hợp lý đã được chứng minh có hiệu quả rất tốt trong điều trị và kiểm soát bệnh.
Ngoài ra, bạn có thể phòng ngừa tình trạng này bằng cách:
- Không sử dụng rượu bia, đồ uống chứa cồn: Rượu bia, đồ uống chứa cồn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gan nhiễm mỡ. Vì vậy, không dùng rượu bia hay đồ uống có cồn là nguyên tắc hàng đầu trong phòng bệnh đặc biệt là những người đã được chẩn đoán hoặc có yếu tố nguy cơ cao mắc bệnh.
- Chế độ ăn hợp lý: Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bạn nên áp dụng chế độ ăn khoa học bao gồm giảm đường, mỡ, các thực phẩm giàu cholesterol như lòng đỏ trứng, da gà, vịt, phủ tạng động vật. Tăng khẩu phầu rau xanh, hoa quả tươi cũng như sử dụng một số loại củ quả như cam, bưởi,... Dùng các thực phẩm chứa protein tốt như thịt gia cầm, trứng (hạn chế lòng đỏ), cá,..
Bạn nên dành khoảng 30 phút- 1 giờ cho các vận động thể dục thể thao như bơi lội, chạy bộ, tập gym,… Việc này sẽ giúp bạn cải thiện được các rối loạn chuyển hóa, tăng cường chức năng gan cũng như sức khỏe tổng thể.
Việc khám sức khỏe định kỳ 6-12 tháng/lần là cần thiết, giúp đánh giá sức khỏe của bạn một cách toàn diện. Trong bộ khám sức khỏe định kỳ có chứa một số xét nghiệm như xét nghiệm men gan, siêu âm bụng, có thể giúp bạn phát hiện gan nhiễm mỡ ngay từ giai đoạn sớm.
Khám sức khỏe định kỳ hằng năm giúp bạn phát hiện gan nhiễm mỡ từ giai đoạn sớm
Gan nhiễm mỡ thường diễn tiến âm thầm nhưng có thể gây ra các biến chứng nặng nề. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bằng một chế độ ăn uống hợp lý, vận động thể thao thường xuyên để duy trì cân nặng chuẩn mực. Ngoài ra, những người đã được chẩn đoán bệnh nên kiểm tra sức khỏe định kỳ hằng năm để theo dõi cũng như phát hiện các vấn đề về gan ngay từ giai đoạn sớm.
Kiểm tra chức năng gan với Bộ xét nghiệm chức năng gan- viêm gan tại MEC Health sẽ giúp bạn tầm soát, đánh giá tình trạng sức khỏe gan mật định kỳ cũng như theo dõi tiến triển bệnh. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ HELPLINE 0827 222 115hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY
Tài liệu tham khảo:
1. TS.BS.Vũ Đình Tiến, Bệnh viện TƯQĐ 108, 2018. Hiểu đúng về bệnh gan nhiễm mỡ. <http://benhvien108.vn/hieu-dung-ve-benh-gan-nhiem-mo.htm>. [Ngày truy cập: 3 tháng 9 năm 2020].
2. Mayo Clinic Staff, 2019. Nonalcoholic fatty liver disease. Available at <https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/nonalcoholic-fatty-liver-disease/symptoms-causes/syc-20354567>. [Accessed 3 September 2020].
3. Minesh Khatri, MD, 2019. Fatty Liver Disease (Hepatic Steatosisi). Available at <https://www.webmd.com/hepatitis/fatty-liver-disease>. [Accessed 3 September 2020].