Cảnh giác với biến chứng tiểu đường

 

Biến chứng tiểu đường là một trong những mối lo ngại lớn của bệnh nhân tiểu đường. Thông thường, khi có biểu hiện ra ngoài nghĩa là bệnh đã trở nặng. Số liệu thống kê của Bộ Y tế cho thấy, có đến 85% người chỉ phát hiện bệnh khi đã có biến chứng nguy hiểm như suy thận, thần kinh... và 80% trường hợp tử vong vì biến chứng tim mạch.

 

1. Bệnh tiểu đường có những loại nào?

Bệnh tiểu đường được chia làm 3 loại chính: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Ÿ Tiểu đường type 1: Còn gọi là tiểu đường phụ thuộc Insulin, là một tình trạng bệnh do tuyến tụy sản xuất ít hoặc không có Insulin. Insulin là một loại hormone cần thiết giúp vận chuyển đường glucose từ máu vào tế bào, tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. Nguyên nhân của tiểu đường type 1 được xác định chủ yếu là do di truyền. Đa số tiểu đường type 1 xảy ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, tuy nhiên cũng có thể phát triển ở người lớn.

Ÿ Tiểu đường type 2: Xảy ra khi cơ thể bạn vẫn sản xuất được Insulin nhưng  không chuyển hóa được đường trong máu; hoặc không sản xuất đủ  Insulin để duy trì mức đường huyết bình thường. Nguyên nhân có thể do di truyền, do tuyến tụy bị tổn thương hoặc do tình trạng béo phì ngày  càng tăng ở trẻ em dẫn tới sự đề kháng Insulin trong cơ thể. Có tới 95% số bệnh nhân trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường là thuộc type 2. Tiểu đường type 2 có thể được phòng ngừa bằng một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ÿ Tiểu đường thai kỳ: Là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, xảy ra trong quá trình mang thai từ tuần 24-28. Tiểu đường thai kỳ thường ngắn hạn và sẽ biến mất sau khi bạn sinh con.

Bệnh tiểu đường bao gồm 3 nhóm chính

 

2. Biến chứng tiểu đường type 1

Nếu tiểu đường type 1 không được điều trị cẩn thận, theo thời gian sẽ tiến triển thành các biến chứng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan chính trong cơ thể, bao gồm biến chứng ở tim và mạch máu, thần kinh, mắt và thận, cuối cùng có thể dẫn đến tàn phế và thậm chí tử vong.

Ÿ Biến chứng ở tim và mạch máu: Gồm bệnh mạch vành với đau thắt ngực, đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch và huyết áp cao. Người bệnh cũng có thể gặp biến chứng hôn mê do nhiễm Ceton acid dẫn đến thở nhanh, da và miệng khô, nôn mửa, đau dạ dày...

Ÿ Biến chứng thần kinh: Lượng đường huyết quá cao có thể tổn thương những mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh (đặc biệt ở chân). Bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay và lan lên trên, dần dần khiến bạn mất hết cảm giác ở các chi. Tổn thương dây thần kinh đường tiêu hóa có thể dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn cương dương ở nam giới.

Ÿ Biến chứng ở thận: Lượng đường huyết cao có thể phá hỏng hàng triệu mạch máu nhỏ ở thận giúp lọc chất thải từ máu, dẫn đến suy thận hoặc tổn thương thận không hồi phục.

Ÿ Biến chứng ở mắt: Bệnh tiểu đường có thể phá hỏng các mạch máu ở võng mạc, gây mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Ÿ Tổn thương chân: Lượng đường huyết cao có thể làm tổn thương dây thần kinh ở bàn chân hoặc lưu lượng máu tới chân kém, nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và phải cắt bỏ ngón chân, bàn chân hoặc cả cẳng chân.

Biến chứng tiểu đường type 1 gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

 

3. Biến chứng tiểu đường type 2

Sự trì hoãn điều trị hoặc điều trị không hiệu quả của bệnh tiểu đường type 2 sẽ dẫn đến 2 loại biến chứng nghiêm trọng.

3.1 Biến chứng tiểu đường cấp tính

Các biến chứng cấp tính của đái tháo đường type 2 có thể phát sinh hàng giờ đến hàng ngày, mang tính nghiêm trọng và nếu không điều trị có thể dẫn đến tử vong. Bệnh gồm 2 biến chứng phổ biến là:

​​​​​​​Ÿ Nhiễm toan Ceton do tiểu đường - DKA: Thường xảy ra ở tiểu đường type1 nhưng cũng có một số trường hợp ở type 2. Biến chứng đặc trưng bởi sự  tăng đường huyết, nhiễm Ceton máu và tình trạng toan máu.

​​​​​​​Ÿ Trạng thái tăng đường huyết do tiểu đường - HHS: Đặc trưng bởi sự thay đổi tri giác (lơ mơ hoặc hôn mê) và đường huyết tăng cao với sự nhiễm toan máu không đáng kể.

3.2 Biến chứng tiểu đường mạn tính:

Bao gồm các biến chứng vi mạch và biến chứng mạch máu lớn.

Ÿ Biến chứng vi mạch: Ít có khả năng xảy ra ở những người kiểm soát đường huyết tốt
​​​​​​​Ÿ Biến chứng về thận: Dẫn đến suy thận.
​​​​​​​Ÿ Biến chứng về mắt: Dẫn đến mù lòa.
​​​​​​​Ÿ  Biến chứng thần kinh: Dẫn đến bất lực và rối loạn bàn chân (bao gồm nhiễm trùng và cắt cụt chi).
​​​​​​​Ÿ Biến chứng mạch máu lớn: Bao gồm các bệnh tim mạch như đau tim, đột quỵ và suy giảm lưu lượng máu tới chân. Tăng đường huyết làm hỏng các mạch máu thông qua một quá trình gọi là xơ vữa động mạch. Sự thu hẹp động mạch này có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu đến cơ tim (gây đau tim), hoặc đến não (dẫn đến đột quỵ), đến tứ chi (dẫn đến đau và giảm khả năng chữa lành các vết nhiễm trùng).

Biến chứng tiểu đường type 2 có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch

 

4. Biến chứng tiểu đường thai kỳ

Trong quá trình mang thai, sản phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ với những biểu hiện thường không quá rõ ràng, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho mẹ bầu và thai nhi.

​​​​​​​​​​​​​​4.1 Biến chứng tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ

​​​​​​​Ÿ Nguy cơ thai to: Mẹ bầu có thể phải sinh mổ nếu em bé quá lớn (gọi là bệnh Macrosomia).​​​​​​​
​​​​​​​Ÿ Cao huyết áp và tiền sản giật: Cao huyết áp là khi áp lực của máu tác dụng lên thành mạch quá cao, có thể làm căng thẳng tim mạch. Tiền sản giật là khi phụ nữ mang thai bị huyết áp cao, kết hợp với thận và gan hoạt động không bình thường. Cao huyết áp và tiền sản giật có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
​​​​​​​Ÿ Suy nhược sau sinh (trầm cảm sau sinh): Chứng trầm cảm xảy ra khi mang thai hoặc sau khi sinh con, cần phải được điều trị để khỏi bệnh.​​​​​​​
Ÿ Sinh non: Là trường hợp sinh trước tuần 37 của thai kỳ.
​​​​​​​Ÿ Chứng loạn dưỡng vai: Là trường hợp vai của em bé bị kẹt trong xương chậu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, xảy ra khi em bé quá lớn. Có thể gây băng huyết sau sinh đối với người mẹ và các chấn thương nghiêm trọng đối với em bé.
​​​​​​​Ÿ Thai chết lưu: Là trường hợp thai nhi chết trong bụng mẹ sau hơn 20 tuần  thai.​​​​​​​

4.2 Biến chứng tiểu đường sau sinh

Các vấn đề về hô hấp, bao gồm tình trạng suy hô hấp

​​​​​​​Ÿ Vàng da: Một tình trạng bệnh lý do sự tăng bilirubin máu, khiến mắt và da của em bé có màu vàng
​​​​​​​Ÿ Hạ đường huyết và canxi máu: Lượng đường và canxi trong máu thấp
​​​​​​​Ÿ Tăng nguy cơ béo phì của trẻ sau này
​​​​​​​Ÿ Tăng nguy cơ trẻ bị tiểu đường sau này

Biến chứng tiểu đường nếu được kiểm soát tốt sẽ hạn chế nhiều rủi ro

​​​​​​​

Biến chứng tiểu đường nếu được kiểm soát tốt sẽ hạn chế nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Theo đó, việc lên kế hoạch giảm lượng đường huyết trong máu xuống mức bình thường và bổ sung lượng Insulin phù hợp cho cơ thể sẽ là chìa khóa vàng cải thiện bệnh.

Để quá trình thăm khám và xét nghiệm được thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cùng MEC Health. MEC Health là đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà - liên kết với Medic Hòa Hảo. Khi đặt hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ nhận được kết quả online nhanh nhất và hoàn toàn bảo mật, đồng thời bạn cũng nhận được 1 bản cứng gửi đến tận nhà (xét nghiệm được thực hiện bởi Medic Hòa Hảo). Để đặt lịch hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý bệnh nhân có thể liên hệ MEC Health qua Hotline/ Zalo/ Viber 0827222115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY

 

Tài liệu tham khảo:

1. Diabetes mellitus chronic complications, truy cập ngày 26/10/2022 từ http://www.pathwaymedicine.org/diabetes-mellitus-chronic-complications
2. Gestational diabetes, truy cập ngày 26/10/2022 từ https://www.marchofdimes.org/complications/gestational-diabetes.aspx
3. Type 1 diseases – Symptoms and causes, truy cập ngày 26/10/2022 từ https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/type-1-diabetes/symptoms-causes/syc-20353011  

 

© Copyright 2020 MEC Health . All rights reserved.