Cần làm gì khi xét nghiệm viêm gan B dương tính?

 

Sau khi xét nghiệm viêm gan B cho kết quả dương tính, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, khả năng dẫn tới viêm gan B mạn tính và về lâu dài có thể dẫn tới xơ gan và ung thư gan. Chính vì thế những lưu ý cần làm sau khi được chẩn đoán viêm gan B dương tính là cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh.

 

1. Như thế nào là xét nghiệm viêm gan B dương tính?

Xét nghiệm viêm gan B dương tính khi kết quả HBsAg dương tính.

HBsAg là một loại kháng nguyên của virus viêm gan B. Thông thường bạn sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm HBsAg khi xét nghiệm viêm gan B lần đầu. HBsAg dương tính cho thấy virus viêm gan B đã xuất hiện trong máu, đồng nghĩa với việc có thể bạn đã từng nhiễm bệnh hoặc đang nhiễm virus viêm gan B. 

Kháng nguyên HBsAg sẽ tăng mạnh trong vòng 10 tuần từ khi nhiễm. Trường hợp người bệnh có hệ miễn dịch tốt thì nồng độ kháng nguyên trong máu sẽ giảm dần và biến mất sau 4 – 6 tháng. Lúc này, cơ thể đã khỏi bệnh hoàn toàn và có miễn dịch tự nhiễm suốt đời với viêm gan B mà không cần phải thực hiện tiêm phòng. Ngược lại, với những người có hệ miễn dịch kém thì kháng nguyên HBsAg vẫn phát triển sau 6 tháng và được xác định nhiễm viêm gan B mạn tính.

Xét nghiệm viêm gan B dương tính khi tìm thấy kháng nguyên HBsAg

Tuy nhiên bạn không nên lo lắng vì 90% trường hợp nhiễm viêm gan B khỏi bệnh hoàn toàn nếu được điều trị kịp thời và theo dõi thường xuyên, chỉ gần 10% chuyển sang viêm gan B mạn tính và từ đó dẫn đến xơ ganung thư gan.

 

2. Có cần điều trị khi xét nghiệm viêm gan B dương tính?

Kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính cho biết  người đó đang bị nhiễm virus viêm gan B, tuy nhiên việc quyết định điều trị hay không thì còn tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Như đã đề cập, đa số các trường hợp sẽ tự khỏi mà không cần phải thực hiện điều trị đáng kể. Và trong số những người viêm gan B mạn tính cũng chỉ có một số ít tiến triển thành viêm gan mạn, xơ gan, hay ung thư gan.

Thông thường, khi có kết quả HBsAg dương tính, bác sĩ sẽ tiến hành xác định xem gan của người bệnh có bị tổn hại không, tức là bạn có nằm trong diện viêm gan mạn tính không? Nếu xác định là viêm gan B mạn tính, các liệu trình điều trị sẽ được áp dụng. Bạn sẽ được chỉ định làm thêm một số xét nghiệm khác để đánh giá tình trạng bệnh một cách toàn diện hơn.

Đi kèm xét nghiệm viêm gan B còn có một số xét nghiệm đánh giá khác

 

3. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm viêm gan B dương tính

Người nhiễm viêm gan B không nên quá lo lắng, cần lưu ý những điều sau để chủ động bảo vệ bản thân cũng như cho mọi người xung quanh.

3.1 Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng chế độ sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, chế độ vận động cùng chế độ thăm khám sức khỏe định kỳ theo chỉ dặn của bác sĩ.

• Ăn uống điều độ đủ chất và sử dụng các loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ. Không sử dụng  các loại đồ uống có cồn và các sản phẩm chứa chất kích thích, hạn chế sử dụng chất béo động vật và đồ ăn từ nội tạng động vật.

• Nâng cao sức khoẻ  bằng cách tập thể dục thể thao, vận động điều độ, luôn giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái.

• Theo dõi mức độ diễn biến của bệnh, phát hiện những dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời bằng cách khám và xét nghiệm viêm gan B định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

3.2 Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác

Virus viêm gan B  lây lan mạnh mẽ qua đường máu và đường tình dục, do đó không sử dụng chung các vật dụng như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,… cũng như phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa an toàn khi quan hệ tình dục.

3.3 Tránh lây nhiễm cho người xung quanh

Trong trường hợp người bệnh viêm gan B bị chấn thương chảy máu và cần đến sự hỗ trợ của người khác để xử trí vết thương, cần phải thông báo về việc bản thân đang mang virus viêm gan B để có cách hỗ trợ an toàn hơn.

Ba con đường lây nhiễm chính của viêm gan B là đường máu, tình dục và truyền từ mẹ sang con. Do đó, việc ăn uống, sinh hoạt chung với người bệnh là hoàn toàn an toàn. Mỗi người trong chúng ta hãy chủ động phòng ngừa và nâng cao ý thức để bảo vệ bản thân cũng như cho cộng đồng.

3.4 Xét nghiệm viêm gan B cho bản thân nếu có người nhà dương tính.

Nếu trong gia đình có người xét nghiệm viêm gan B dương tính thì các thành viên khác  nên đến các trung tâm y tế để thực hiện xét nghiệm, kiểm tra xem liệu bản thân có bị lây nhiễm cũng như đã có miễn dịch chưa.

Với các trường hợp chưa bị nhiễm bệnh hoặc bị nhiễm viêm gan B nhưng chưa có kháng thể thì cần tiến hành việc tiêm phòng nhằm  đảm bảo không lây nhiễm chéo cho nhau. Còn nếu xét nghiệm kiểm tra thấy đã có kháng thể rồi thì không cần phải tiêm ngừa nữa.

Chủ động xét nghiệm viêm gan B khi có người thân mắc bệnh

3.5 Trường hợp mẹ bầu và biện pháp phòng ngừa cho bé

Có tới 70% số trẻ bị nhiễm viêm gan ở năm đầu do mẹ khi mang thai không biết việc mình bị viêm gan B, do đó không thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Khi mẹ bầu bị viêm gan B, phải cho trẻ tiêm thuốc ngay trong vòng 12h đầu sau sinh. Ngoài ra không nên cho trẻ bú sữa mẹ để tránh việc truyền bệnh sang con.

Người bệnh xét nghiệm viêm gan B dương tính vẫn có thể yên tâm sinh hoạt bình thường khi tuân thủ các biện pháp phòng ngừa cũng như chế độ chăm sóc, nâng cao sức khoẻ bản thân. Lựa chọn cơ sở y tế uy tín, tái khám định kỳ để kiểm soát tốt nhất tình trạng bệnh của mình.

 

Để quá trình thăm khám và xét nghiệm được thuận tiện, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn, bạn có thể đặt lịch hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà cùng MEC Health. MEC Health là đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà - liên kết với Medic Hòa Hảo. Khi đặt hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bạn sẽ nhận được kết quả online nhanh nhất và hoàn toàn bảo mật, đồng thời bạn cũng nhận được 1 bản cứng gửi đến tận nhà (xét nghiệm được thực hiện bởi Medic Hòa Hảo). Để đặt lịch hẹn lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, quý bệnh nhân có thể liên hệ MEC Health qua Hotline/ Zalo/ Viber 0827222115 hoặc đăng ký ngay TẠI ĐÂY.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Bệnh viện đa khoa Medlatec (2021). Những việc nên làm sau khi xét nghiệm HBsAg dương tính <https://medlatec.vn/tin-tuc/nhung-viec-nen-lam-sau-khi-xet-nghiem-hbsag-duong-tinh-s195-n18115>. [Ngày truy cập: ngày 03 tháng 03 năm 2022]
2. Bộ Y Tế. (2014). Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm gan vi rút B. Hà Nội

 

© Copyright 2020 MEC Health . All rights reserved.